VIÊM KẾT MẠC CẤP ( ĐAU MẮT ĐỎ )
Hiện đang vào mùa dịch đau mắt đỏ,
số lượng bệnh nhân bị viêm kết mạc cấp chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân đến
khám tại bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam.
1.
Định nghĩa về căn bệnh viêm kết mạc cấp
Viêm kết mạc cấp hay còn gọi đau mắt đỏ theo dân gian là
tình trạng lớp màng trong suốt bao phủ lòng trắng (củng mạc) của mắt bị viêm.
Khi đó, các mạch máu tại kết mạc sẽ xuất hiện tình trạng sung huyết, xung huyết
ở một vài vị trí hoặc toàn bộ phần củng mạc mắt dẫn đến kết mạc phù và
đỏ.
2. Nguyên
nhân
Tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ khá đa dạng, tuy nhiên, phổ biến và hay gặp nhất
thường là:
- Virus: Adenovirus, Picornavirus, Coronavirus. Dễ lay lan
thành dịch.
- Vi khuẩn: Streptococcus, Pneumonia, Haemophilus, lậu cầu
- Các tác nhân như phấn hoa, mỹ phẩm, lông thú cưng, thuốc
nhỏ mắt, bụi bẩn,... có thể gây kích ứng mắt và dẫn đến bệnh viêm kết mạc cấp
tính. Nguyên nhân này thường không có sự lây lan nhưng dễ tái phát nhiều lần
làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
3.
Biểu hiện
Ngoài tình trạng củng mạc mắt bị đỏ thì người bị viêm kết
mạc cấp còn xuất hiện triệu chứng như:
- Cảm giác có vật gì đó trong mắt gây cộm xốn, ngứa ngáy,
nóng, rát, chảy dịch bất thường.
- Những trường hợp viêm kết mạc mắt cấp tính trở nặng thì sẽ
gây ra tình trạng đau nhức khó chịu và khả năng nhìn kém.
- Trường hợp bệnh do virus gây ra thì sẽ xuất hiện tình
trạng giả mạc, dịch tiết trong suốt.
- Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn thì chất tiết ở dạng mủ, màu
vàng hay trắng đục, có thể xuất hiện giả mạc hoặc không.
- Các ca bệnh viêm kết mạc cấp tính do dị ứng sẽ khiến mắt
ngứa nhiều, phù kết mạc, chất tiết dạng nhầy hoặc trong suốt, tăng sinh biểu mô
kết hợp tế bào viêm lắng đọng ở mí trên.
4.
Con đường lây bệnh
- Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh
khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi
- Chạm tay vào những vật dụng hay đồ
dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khóa, tay nắm cửa,
chậu rửa bát, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi…
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ,
bể bơi…
- Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi,
miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
- Không vệ sinh đúng cách kính áp tròng
- Bác sĩ lưu ý, vì tốc độ lây lan trong
cộng đồng của bệnh đau mắt đỏ rất nhanh nên những địa điểm công cộng và nơi mật
độ dân cư cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ “bùng phát thành dịch”.
6.
Cách phòng bệnh
– Để phòng bệnh, cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh
cá nhân.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi
tiếp xúc với người bệnh.
– Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh
lây lan sang người khác.
– Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm
vào mắt bị nhiễm.
– Khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh
lý để rửa mắt, rửa tay xà phòng thường xuyên.
– Không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng
thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt…
vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt
ngay khi phát hiện bất thường như mắt đỏ, đau nhức cộm… để được chẩn đoán và điều
trị kịp thời.